Chiều 2.10,ủĐứcĐiềutranguyênnhânbégáituổitửvongsauđêđịnh giá sim Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đang phối hợp với Công an TP.HCM để điều tra làm rõ nguyên nhân bé gái tên P.N.Q (6 tuổi) tử vong sau khi ăn bánh su kem và bánh trung thu.
Hiện công tác khám nghiệm tử thi đã hoàn tất, công an đã bàn giao thi thể bé tử vong cho gia đình đưa về quê lo hậu sự.
Chị U. (ngụ Cà Mau, ở phòng trọ đường Nguyễn Tư Nghiêm, P.Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, là mẹ bé gái tử vong) cho biết, chị làm tạp vụ tại 1 chung cư (trên địa bàn P.An Phú, TP.Thủ Đức). Chiều 29.9, chung cư có tổ chức Tết Trung thu cho các em bé sống tại đây. Sau khi buổi lễ kết thúc, chị được cư dân chung cư cho 2 cái bánh trung thu, ban tổ chức cho bánh su kem.
22 giờ ngày 29.9, chị U. mang bánh trung thu và bánh su kem về phòng trọ để bên ngoài (không để trong tủ lạnh).
Đến sáng hôm sau 30.9, cả nhà chị U. cùng ăn bánh trung thu và bánh su kem. Sau khi ăn thì chị U. cùng với con trai 19 tuổi, bé gái P.N.Q đều bị nôn ói, tiêu chảy nhiều lần. Chiều cùng ngày, chị U. và 2 con đi khám tại phòng khám gần nhà, mua thuốc về uống, nhưng các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy của 3 mẹ con không thuyên giảm.
Sáng 1.10, 3 mẹ con chị U. đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức) để khám. Sau khi khám, 3 mẹ con chị U. mua thuốc uống, về nhà theo dõi.
Trong ngày 1.10, bé P.N.Q liên tục nôn ói, tiêu chảy. Đến khuya cùng ngày, gia đình phát hiện bé P.N.Q tím tái, giao tiếp kém nên dùng xe máy chở bé đi Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Trên đường đi, gia đình chị U. phát hiện bé P.N.Q ngưng thở, không động đậy.
Theo chị U., ngoài gia đình chị bị ngộ độc sau khi ăn bánh su kem, bánh trung thu nói trên thì các nhân viên làm việc tại chung cư cũng xuất hiện tình trạng ngộ độc.
"Em rể của tôi làm việc cùng chung cư, cũng bị ngộ độc sau khi ăn bánh su kem. Các nhân viên tại chung cư cũng gọi điện, nhắn tin thông báo là bị ngộ độc sau khi ăn bánh su kem", chị U. cho biết thêm.
Bé tử vong trước khi nhập viện
Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, lúc 23 giờ 46 ngày 1.10, bệnh nhi P.N.Q được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, mạch đùi không bắt được, nhịp tim không nghe được, huyết áp không đo được; da lạnh, tím tái toàn thân. Bệnh nhi mất hết các phản xạ toàn thân.
Tại khoa cấp cứu, bệnh nhi được hồi sinh tim phổi nhưng không thành công. Bệnh nhi được chẩn đoán ngưng thở (tử vong) trước nhập viện chưa rõ nguyên nhân, và ra viện lúc 1 giờ 11 ngày 2.10. Bệnh viện đã mời công an địa phương đến và bàn giao vụ việc.
Ba và mẹ bé cho biết, tối 30.9, bé ói nhiều lần (không rõ số lần) kèm tiêu chảy 3 lần. Ngày 1.10, bé được đưa tới Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám với chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột, kê toa thuốc ra về (kháng sinh, giảm đau, men tiêu hóa). Đến 21 giờ cùng ngày, bé tím môi, mạch tăng dần kèm bứt rứt . Đến 23 giờ gọi bé không phản ứng nên người nhà đưa đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Lãnh đạo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết đã nắm vụ việc nói trên, đang làm rõ.