Vung Trom.Com

Đang là giáo viên mầm non đi học văn bằng 2  tỷ lệ cược châu âu

【tỷ lệ cược châu âu】Cô gái duy nhất lái tàu metro Bến Thành

Đang là giáo viên mầm non đi học văn bằng 2 để chuyển sang làm giáo viên tiểu học,ôgáiduynhấtláitàumetroBếnThàtỷ lệ cược châu âu chị Phạm Thị Thu Thảo (36 tuổi) nhìn thấy bản tin tuyển dụng lái tàu metro. 

5 ngày suy nghĩ, chị nộp đơn đăng ký và đây cũng trở thành bước ngoặt của cô giáo khi bắt đầu học, làm việc trong môi trường toàn đấng mày râu.

"Điều khiển đoàn tàu chạy rất sướng"

Chúng tôi hẹn gặp nữ lái tàu Thu Thảo khi chị vừa kết thúc khóa đào tạo thực tế lái tàu điện metro tại Nhật Bản. Chị Thảo gây ấn tượng với vẻ ngoài năng động, tự tin, gương mặt tươi tắn cùng nụ cười duyên dáng.

Chị Thảo là nữ duy nhất trong lớp học kỹ thuật viên lái tàu cho tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vừa kết thúc quá trình đào tạo.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 1.

Đang trong thời gian học văn bằng 2 để đi dạy tiểu học, chị Thảo quyết định đăng ký tuyển dụng đào tạo lái tàu metro

Nhật Thịnh

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên

Sau 15 tháng học lý thuyết về động lực hãm đoàn tàu, kết cấu tàu trên máy mô phỏng theo tài liệu của tuyến Cát Linh – Hà Đông để nắm kiến thức cơ bản, chị Thảo cùng lớp học thực hành tại Hà Nội.

"Cảm giác lần đầu tiên ngồi vào cabin điều khiển cần lái rất hồi hộp nhưng khi điều khiển được tàu chạy rồi thì cảm giác rất là sướng, bao nhiêu mong ước nay mình đã thực hiện được", chị xúc động kể.

Với sự hướng dẫn của những người đi trước, nữ lái tàu metro số 1 nhận xét, lái tàu metro khó nhất là dừng, đỗ đúng vị trí. Với ô tô, khi dừng xe, người điều khiển có thể cho dừng bất cứ đâu, nhưng với tàu metro, lái tàu phải dừng đúng vị trí trong sân ga thì cửa tàu mới mở, hành khách mới có thể lên xuống.

Công việc này cho chị Thảo cơ hội là một trong những người đầu tiên trải nghiệm tuyến metro số 1

Nhật Thịnh

Từng ngồi tàu metro ở khoang hành khách mỗi lần tàu chạy thử trên tuyến Bến Thành - Suối Tiên, chị Thảo rất ấn tượng với khung cảnh TP.HCM nhìn từ đường sắt trên cao - một góc nhìn hoàn toàn mới lạ.

Chị chia sẻ: "Trước giờ mình không có cơ hội trực tiếp nhìn thành phố từ trên cao mà chỉ qua tranh ảnh, ti vi. Khung cảnh ấy thật đặc biệt, dù mọi thứ đều rất quen thuộc nên mình nghĩ ai được trải nghiệm này cũng đều rất thích. Ngược lại, khi ngồi trong buồng lái, mình tập trung cho công việc, nhìn tín hiệu tàu nên không ngắm nhìn cảnh như ngồi ở khoang hành khách nữa".

Tôi thấy phụ nữ làm nghề này vất vả vì phải biết cân đối giữa gia đình – công việc. Thảo là "bông hồng" duy nhất trong lớp cũng là lớp trưởng nên luôn khéo léo, có cách ứng xử hay giúp kết nối mọi người.

Anh Nguyễn Xuân Tú (38 tuổi, kỹ thuật viên lái tàu metro số 1)

Chị Thảo có thời gian dài làm giáo viên mầm non trước khi chuyển sang học kỹ thuật lái tàu điện

NVCC

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro số 1 cho biết đặc biệt ấn tượng với đoạn đường sắt qua nhà ga Ba Son ôm cua một vòng đi đến ga Văn Thánh. Nhịp sống của thành phố năng động khi đó mở ra trước mắt một bên là bờ sông Sài Gòn với cây cầu biểu tượng, một bên là những tòa cao ốc cùng xe cộ tấp nập trên đường.

Lái tàu có khô khan?

Chuyển nghề từ giáo viên sang kỹ thuật khi mọi thứ đang ổn định, đó có phải là quyết định liều lĩnh? - PV đặt câu hỏi. 

Chị Thảo suy nghĩ rồi cười đáp: "Mình cũng hỏi ý kiến gia đình, gia đình nói là con thích thì con cứ thử và mình quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển. Khi trúng tuyển, học xong tôi cũng không báo cho đồng nghiệp cũ biết. Môi trường đi dạy và lái tàu khác nhau hoàn toàn, nhưng tôi thấy lái tàu không khô khan".

Chị Thảo hiện là "bóng hồng" duy nhất lái tàu metro số 1

Nhật Thịnh

Trong lớp học có đến 57 nam, chị Thảo được bầu làm lớp trưởng - người kết nối các thành viên trong lớp với nhau. Ngày đầu bước chân vào lớp, thấy chỉ một mình mình là nữ, chị có chút ngại ngùng, nhưng 1 tháng sau, cảm giác ấy mới dần tan biến khi chị hiểu hơn về các bạn trong lớp. Sự ngại ngùng của ngày đầu đã chuyển qua thành cảm xúc tự hào.

Nhắc về học của mình, "bóng hồng" duy nhất của lớp đào tạo cho biết dù thời gian không quá dài nhưng mọi người đã có rất nhiều kỷ niệm. Trong đó, kỷ niệm chị nhớ nhất là 20.10 năm ngoái.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 5.

Kỹ thuật viên lái tàu phải qua thời gian đào tạo 19 tháng

Nhật Thịnh

"Vào giờ nghỉ giải lao buổi sáng mình đang ăn bánh mì và đang lướt điện thoại nghe cả lớp tiếng vỗ tay. Ngước lên thấy các bạn nam đang bưng hoa và một thùng quà rất to tiến về phía mình. Bên trong thùng quà là hộp sữa, bịch đường, chai nước tương… Mình bất ngờ vì các bạn lại dễ thương đến vậy", chị bộc bạch.

Công việc lái tàu yêu cầu về giờ giấc gắt gao nên tôi nghĩ phụ nữ sẽ khó khăn và cực hơn. Ở khoang buồng lái cũng rất nắng, có thể ảnh hưởng đến làn da của chị em.

Trong lớp, chị Thảo luôn thân thiện, vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Người ta hay nói "phụ nữ chân yếu tay mềm" nhưng với chị Thảo không phải vậy, chị rất bản lĩnh, kiên định nên tôi chưa thấy có điều gì là trở ngại với chị.

Anh Nguyễn Đức Lợi (30 tuổi, kỹ thuật viên lái tàu metro số 1)

Theo chị Thảo, lái tàu điện là công việc có nhiều đấng mày râu nhưng điều này không có nghĩa là phụ nữ không làm được. Chị cho rằng, dù bất kỳ việc gì thì chỉ cần đam mê, yêu nghề, dành thời gian học hỏi, luyện tập thì nam hay nữ đều có thể làm được.

Thay đổi

Chưa từng trải nghiệm đi tàu metro trước đó, nhưng khi thấy bản tin tuyển dụng, chị Thảo lại quyết định chuyển nghề. "Đó chắc là duyên", chị dí dỏm nói.

Từ giáo viên thướt tha trong tà áo dài, giày cao gót chuyển sang làm kỹ thuật viên lái tàu metro, chị Thảo thường xuất hiện với vẻ ngoài năng động cùng đôi giày thể thao. Chính thay đổi môi trường làm việc này đã giúp chị Thảo cảm thấy bản thân bản lĩnh hơn, có trách nhiệm hơn và biết phấn đấu vì những mục tiêu do chính mình đặt ra.

Nữ lái tàu metro số 1 thừa nhận bản lĩnh hơn khi bước vào môi trường làm việc này

Nhật Thịnh

Nghỉ dạy hơn 3 năm, nhưng mỗi lần gần đến ngày 20.11, chị lại có chút bồi hồi, nhớ về đám học trò nhỏ. Dù vậy, chị vẫn không hối tiếc vì đã chọn bước ngoặt cho nghề nghiệp của mình khi ngoài 30 tuổi.

"Khi được là một trong những thành viên đầu tiên trải nghiệm và đưa người dân đi lại trên tàu metro mình thấy rất vinh dự và tự hào vì đây là ước mơ của mình cũng như điều trông chờ của người dân thành phố", chị nói.

Tự hào lái 'ước mơ' của người dân TP.HCM - Ảnh 8.

Chị Thảo đặc biệt ấn tượng với khung cảnh TP.HCM nhìn từ bên sông qua đoạn nhà ga Ba Son

Nhật Thịnh

Nữ lái tàu duy nhất của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên cho biết, nghề lái tàu yêu cầu khám sức khỏe theo quy định của ngành đường sắt, chuyên môn yêu cầu có thêm bằng trung cấp lái tàu điện, bằng chuyển giao công nghệ của tuyến và thi đậu sát hạch để lấy giấy phép lái tàu.

Chính môi trường này cũng cho chị cơ hội được tham gia khóa đào tạo thực tế ở Nhật - đất nước có nền đường sắt đô thị phát triển. 

Chị bày tỏ: "Ở Nhật tàu điện là phương tiện thân thuộc, được người dân sử dụng hằng ngày. Mình hy vọng sau này ở TP.HCM cũng vậy. Tới giờ mình vẫn rất là tự hào mình cảm giác rất yêu nghề lái tàu, mình nghĩ quyết định ngày trước mình không theo sư phạm nữa mà qua công việc lái tàu là hoàn toàn đúng đắn".

Nữ lái tàu metro số 1 mong chờ ngày tuyến đường sắt chính thức đi vào hoạt động phục vụ người dân, du khách khi đến với TP.HCM

Nhật Thịnh

Yêu cầu tuyển dụng lái tàu metro

  • Tuổi từ 21 – 35
  • Sức khỏe tốt, thị lực tốt, không bị mù màu, không bị rối loạn sắc giác
  • Trách nhiệm, kỷ luật, chịu được áp lực công việc
  • Có thể xa nhà theo yêu cầu của chương trình đào tạo
  • Tốt nghiệp THPT trở lên

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap