Báo Nikkei Asiađưa tin rằng mục tiêu của Huawei là xuất xưởng từ 60 triệu đến 70 triệu điện thoại thông minh vào năm 2024,ínhtănggấpđôidoanhsốđiệnthoạivàonămtớty lệ cá cược tăng gấp đôi số lượng xuất xưởng so với năm nay và năm ngoái. Nhiều nhà quản lý và phân tích chuỗi cung ứng cho biết công ty cũng đã tăng cường trữ kho ống kính, máy ảnh, bảng mạch và các bộ phận khác kể từ đầu năm nay để đáp ứng mục tiêu đó.
Huawei đã yêu cầu Qualcomm - nhà cung cấp chip di động 4G duy nhất của họ ở Mỹ - giao đơn đặt hàng cả năm trước tháng 6 vừa qua, vì lo ngại Mỹ sẽ kiểm soát xuất khẩu.
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã chịu các hạn chế thương mại của Mỹ kể từ năm 2019 nhưng vẫn chưa từ bỏ tham vọng phát triển chip. Rất may cho Huawei là các đối tác trong nước đã có sẵn nhiều thiết bị cần thiết trước khi Mỹ và các đồng minh hạn chế xuất khẩu công nghệ liên quan đến chip.
Huawei đã hợp tác với nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC để sản xuất chip di động 5G và các chip tiên tiến khác tại nhà máy ở Thượng Hải, dựa trên công nghệ sản xuất 7 nm và 14 nm, là công nghệ sản xuất chip nội địa tiên tiến nhất của Trung Quốc.
Trong khi đó, Samsung và TSMC hiện đang sản xuất chip 3 nm và đã sản xuất chip 7nm từ 2018. Con số nm càng nhỏ thường biểu thị chip tiên tiến hơn.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Quốc tế về Thiết bị và Vật liệu bán dẫn, gọi tắt là SEMI, Trung Quốc là nước mua thiết bị sản xuất chip nhiều nhất thế giới kể từ năm 2020 và nằm trong số 3 thị trường thiết bị chip hàng đầu thế giới kể từ năm 2016. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong bối cảnh căng thẳng chính trị ngày càng gia tăng. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu công cụ sản xuất chip từ Nhật Bản, Hà Lan và Mỹ đạt 9,24 tỉ USD trong 8 tháng đầu năm 2023 và hơn 11,4 tỉ USD trong năm 2022. Ba quốc gia này thống trị thị trường toàn cầu về các công cụ chip tiên tiến và cả ba nước này gần đây đều hạn chế xuất khẩu công nghệ.